Tại sao nên đo đường huyết tiểu đường tại nhà?
Nếu người bệnh được quản lý tốt đo đường huyết tại nhà không những ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường mà còn có thể nhanh chóng đối phó với các tình huống cấp cứu như hạ đường huyết, tăng đường huyết đột ngột. Thói quen kiểm soát lượng đường trong máu cũng sẽ giúp bạn nhận được nhiều lợi ích khác:
Kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường ở mức độ nào.
Tập thể dục và chế độ ăn uống đã ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào? Bạn có cần thay đổi chế độ ăn uống hay duy trì chế độ ăn cũ?
Các vấn đề như bệnh tật và căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Thuốc trị tiểu đường hoạt động tốt như thế nào? Có cần báo với bác sĩ để thay đổi liều lượng thuốc?
Biết được lượng đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp lúc nào trong ngày.
Chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường so với người bình thường
Mức độ đường huyết bình thường ở từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:
Ở những người khỏe mạnh:
Trước bữa ăn: < 5.5 mmol/L.
Sau ăn 1 – 2 giờ < 7.7 mmol/L.
Phụ nữ có thai:
Trước khi ăn: < 5.3 mmol/L.
Sau 1 – 2 giờ ăn: < 7.8 mmol/L – 6.7 mmol/L.
Bệnh nhân tiểu đường:
Nhịn ăn sau 8 tiếng: > 7 mmol/L. Nếu đường huyết dưới 6.1 mmol/L ở các lần đo kế tiếp người bệnh cần đến bệnh viện khám và kiểm tra.
Sau 2 giờ ăn: < 10 mmol/L.
Khi đói: 6.1 – 7 mmol/L.
Người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành kiểm tra đường huyết tại nhà với tần suất và thời gian phù hợp. Nếu bệnh nhân sử dụng insulin nhiều hơn 1 lần/ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin thì bạn bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn ít nhất ba lần một ngày. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu của mình ở nhà nếu bạn là một trong những đối tượng sau:
Bệnh tiểu đường loại 1: Kiểm tra đường huyết ít nhất ba lần một ngày.
Bệnh tiểu đường loại 2: Kiểm tra đường huyết trước bữa ăn sáng, trưa, tối và sau ăn 1 – 2 giờ. Trước khi đi ngủ hoặc nghi ngờ bị hạ đường huyết.
Các triệu chứng tiền tiểu đường hoặc nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường.
Thành phần của que thử đường huyết Onetouch Ultra Plus LifeScan
Mỗi que thử đường huyết Onetouch Ultra Plus LifeScan bao gồm:
Glucose dehydrogenase phụ thuộc flavin adenine dinucleotide hoặc FAD-GDH( từ Aspergilus.sp) 0,459-0,628 U.
Potassium ferricyainde 33,13-37,13 mcg.
Chất đệm.
Chất chống ẩm.
Tính năng que thử đường huyết Onetouch Ultra Plus LifeScan
Que thử đường huyết Onetouch Ultra Plus là thiết bị thử đường huyết.
Que thử với khoảng đo 0,6 – 33,3 mmol/L.
Men que thử GOD.
Lượng mẫu máu 0.8 μL.
Ưu điểm nổi bật
Một số ưu điểm của que thử đường huyết Onetouch Ultra Plus LifeScan có thể kể đến như:
Que thử đường huyết Onetouch Ultra Plus đo lượng đường trong máu toàn phần. Máu được thấm vào đầu que thử và được hút tự động để đo phản ứng.
Đây là loại que thử được thiết kế đặc biệt với 2 điện cực thay vì 1 điện cực như các loại que thử thông thường khác nên cho kết quả chính xác cao.
Que thử lấy máu dễ dàng, đặc biệt có ích cho người cao tuổi nhờ công nghệ hút mao dẫn FastDraw.
Kết hợp với máy đo đường huyết One Touch Select Plus tự kiểm tra tại nhà dễ sử dụng, không gây đau kết quả chính xác cao, tiết kiệm thời gian.
Reviews
There are no reviews yet.